Thủ tục pháp lý khi mua nhà [cập nhật 2023]

23/03/2023

Thủ tục pháp lý khi mua nhà đất khá phức tạp mà nhiều người vẫn thường e ngại mỗi khi trao đổi mua bán bất động sản. Biết được những vướng mắc đó, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ xin cập nhật thủ tục pháp lý mua bán nhà đất mới nhất 2023 để bạn có thể dễ dàng thực hiện những thủ tục khi mua nhà theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai các quận Hà Nội

Quy định của pháp luật mua bán nhà đất

Theo quy định tại điều 91, điều 93 và điều 94 Luật Nhà ở, nhà ở phải có các điều kiện sau đây mới được đưa vào các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở:

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật
  • Không có tranh chấp về quyền sở hữu
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng.
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục pháp lý khi mua nhà đất

Bước 1: Kiểm tra, xác thực giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan

Khi bạn mua nhà cần phải kiểm tra những giấy tờ cẩn thận bao gồm: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,... Bạn có thể liên hệ với văn phòng công chứng hoặc liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra xem thông tin có tranh chấp hay nằm trong diện thu hồi đất, quy hoạch hay không? Và chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục pháp lý mua bán nhà đất, bao gồm:

Bên chuyển nhượng nhà, đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của hai vợ chồng

Sổ hộ khẩu

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Trường hợp là đồng sở hữu thì tất cả các thành viên trong sổ đỏ cùng phải ký 

Bên nhận chuyển nhượng nhà, đất

Sổ hộ khẩu

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của hai vợ chồng

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Trường hợp một người đứng tên mua thì phải có cam kết xác nhận tài riêng của vợ hoặc chồng

Bước 2: Đặt cọc mua nhà

Số tiền cọc tùy vào thỏa thuận của 2 bên, thường là 3% đến 10% giá trị tài sản. Thời gian cọc sẽ theo thỏa thuận của hai bên có thể là vài ngày hoặc một tháng.

Bước 3: Ký và công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất

Sau khi ký và công chứng hợp đồng thì bên mua sẽ thanh toán hoàn tất số tiền còn lại hoặc giữ lại một phần tiền để sau khi thực hiện sang tên sổ đỏ, sổ hồng mới chuyển hết. Bên mua sẽ bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán cho bên mua.

Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Bên mua hoặc bên bán sẽ nộp hồ sơ mua bán, chuyển nhượng tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký đất đai nếu ở Hà Nội

Bước 5: Đóng các loại phí và thuế trước bạ

Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà mà một trong hai bên sẽ phải nộp các loại phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện.

  • Bên mua: Nộp thuế trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
  • Bên bán: Nôp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
  • Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp
  • Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị sang tên
  • Lệ phí cấp GCNQSDĐ: 0,15% giá trị hợp đồng.

Sau khi hoàn tất thủ tục, người mua mang toàn bộ hồ sơ đến phòng địa chính hoặc VP đăng ký đất đai nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục sang tên người sở hữu đất.

Bước 6: Cơ quan tiến hành thẩm định

Cơ quan tiến hành thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin theo hồ sơ mà hai bên đã nộp lên cơ quan công quyền. Sau khi đã xác nhận thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để đại diện bên bán và bên mua thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 7: Nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu đất

Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý mua bán nhà đất và nộp thuế, người mua đến UBND quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất hoặc VP đăng ký đất đai sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu nhà đất và quá trình đăng ký đến khi được cấp sổ mới thường là từ 35 – 50 ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả

Kết luận

Trên đây là những thủ tục pháp lý mua nhà đất mới nhất 2023. Đây chính là những quy định cũng như kiến thức cơ bản khi giao dịch mua bán nhà đất mà bạn cần biết. Để hiểu thêm về hồ sơ công chứng mua bán nhà đất hãy liên hệ ngay với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được tư vấn chi tiết nhất.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ mới

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ

>>> Dịch thuật công chứng lấy ngay ở đâu?

>>> Sao y chứng thực giấy tờ nhanh

>>> Nghề cộng tác viên đang lên ngôi

>>> Phí công chứng toàn tập

Mọi thông tin vui lòng liên hệ tới địa chỉ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.