Công chứng viên là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên

03/12/2020

 

Công chứng viên là một trong những ngành nghề quan trọng và đòi hỏi tính pháp lý cao. Nhu cầu làm công chứng viên cũng ngày một gia tăng. Nhưng bạn đã biết công chứng viên là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên như thế nào? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Công chứng viên là gì?

Cuộc sống thường ngày, chúng ta thường bắt gặp những người công chứng các loại giấy tờ, văn bản tại các văn phòng làm thủ tục công chứng. Những người này làm công việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các loại giấy tờ, văn bản đó được gọi là công chứng viên. 

Công chứng viên phải là những người có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, am hiểu các quy định của pháp luật, có kỹ năng về công chứng và được bổ nhiệm từ Bộ trưởng Bộ tư pháp.

Công chứng viên thực hiện các công việc về đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên khi  tiến hành xác thực các loại giấy tờ, tài liệu. Hạn chế sự tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho người dân.

Công chứng viên

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng

Tầm quan trọng của công chứng viên

Việc thực hiện công chứng rất cần thiết trong đời sống của chúng ta. Việc công chứng sẽ giúp cho các giấy tờ, văn bản, hợp đồng có giá trị pháp lý. Với sự can thiệp của công chứng viên, các giấy tờ và thủ tục tư pháp được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác. Công chứng viên cần phải thận trọng trước khi thực hiện bất kỳ một công đoạn nào để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, sự công bằng trong hợp đồng và cả việc bảo quản hợp đồng.

Với những công việc mà công chứng viên phải thực hiện, chúng ta đã thấy được vai trò và vị trí chủ chốt của công chứng viên để đảm bảo tính pháp lý, phòng ngừa những tranh chấp không đáng có xảy ra và hạn chế những rủi ro khi người dân đi chứng thực các loại văn bản, giấy tờ.

Không những vậy, công chứng viên còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của mọi người khi tham gia ký kết các văn bản, hợp đồng. Công chứng viên với tư cách là người đứng ra bảo vệ quyền lợi của các cá nhân giám sát thực hiện các chức năng liên quan đến công việc một cách cụ thể và nhanh chóng nhất.

Điều kiện để trở thành công chứng viên 

Không phải ai cũng có thể làm công chứng viên. Căn cứ vào Điều 8, Luật công chứng năm 2014, để trở thành công chứng viên thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Trước tiên, người đó phải là công dân Việt Nam và hiện tại đang có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.

- Là người có đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt.

- Có bằng cử nhân luật.

Công chứng viên

- Công tác với thời gian thực thi pháp luật theo quy định từ 05 năm trở lên với bằng luật tại những cơ quan thực thi pháp luật.

- Đã tốt nghiệp những khóa học về đào tạo nghề công chứng và hoàn thành các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về ngành luật theo quy định trong Luật công chứng 2014.

- Phải đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong lĩnh vực mà ứng viên ứng tuyển.

- Cuối cùng, người ứng tuyển vào vị trí công chứng viên phải có sức khỏe tốt.

Những trường hợp không được làm công chứng viên

Bên cạnh những tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một công chứng viên thì Nhà nước cũng có những quy định cụ thể để những trường không được làm công chứng viên. Những trường hợp dưới đây không được phép trở thành công chứng viên:

- Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có kết tội của tòa án bằng bản án. Những tội đó có thể là do vô ý hoặc cố ý đã thực hiện xong những vẫn còn để lại án tích và chưa được xóa án tích.

- Những trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử phạt với mức án treo hoặc mức phạt theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên

- Những người bị mất hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự cũng được thực hiện nghề công chứng viên.

- Đối với những cán bộ, công chức, viên chức đã hoặc đang bị bãi nhiệm, bị kỷ luật như buộc thôi việc, bị cách chức. Những người đang làm quân nhân, sĩ quan, những người làm trong các đơn vị của quân đội mà bị kỷ luật hay cách chức, tước quân hàm cũng không được trở thành công chứng viên.

- Luật sư bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, bị xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, bị người có thẩm quyển hạ hay bị bãi bỏ quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề nhưng đang bị thi hành án 03 năm kể từ ngày bắt đầu tịch thu chứng chỉ hành nghề cũng không được phép trở thành công chứng viên.

Những người nằm trong một trong những trường hợp kể trên sẽ không được phép làm công chứng viên theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên là một lĩnh vực mang tính chất pháp lý cao. Để trở thành một công chứng viên, không những bạn phải có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng về hành vi dân sự mà còn phải có đạo đức tốt, sức khỏe tốt để thực hiện công việc. Trên đây là những thông tin về nghề công chứng viên. Hy vọng với những thông tin trên chúng tôi đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về công chứng viên.

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?

Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?

Phân chia di sản thừa kế là một vấn đề pháp lý quan trọng mà nhiều gia đình gặp phải. Một trong những câu hỏi thường gặp đó là: "Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?" là thắc mắc nhiều người quan tâm trong quá trình phân chia di sản thừa kế.