Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những loại giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những loại giấy tờ gì? Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những loại giấy tờ gì?

Quy định pháp luật

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký xóa đăng ký và mua bán đóng mới tàu biển, đặt tên tàu biển có quy định về trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn mà chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
  • Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);
  • Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);
  • Biên bản bàn giao tàu (bản chính);
  • Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
  • Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

 

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

  • Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0966.22.7979
  • Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Câu hỏi cùng chuyên mụcCâu hỏi cùng chuyên mục

Vì sao phải công chứng? Văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín?

Vì sao phải công chứng? Văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín?

Nhu cầu sư dụng dịch vụ công chứng cũng như như tìm kiếm các văng phòng công chứng tại Hà Nội ngày càng tăng cao được thể hiện rõ khi riêng thành phố Hà Nội đã có tới hơn 100 văn phòng công chứng hành nghề. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho mọi người dân trong khu vực này. Vậy đâu là văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín, đảm bảo chất lượng?

Nghề môi giới bất động sản gian nan thế nào?

Nghề môi giới bất động sản gian nan thế nào?

Môi giới bất động sản là gì? Chắc hẳn là câu hỏi không còn quá xa lạ đối với những ai đang muốn lấn chân vào ngành bất động sản. Trên thực tế thì nghề môi giới bất động sản không còn mới mẻ và luôn ...

Có công chứng chưa hẳn yên tâm

Có công chứng chưa hẳn yên tâm

Nhiều người nghĩ rằng hợp đồng, giao dịch có công chứng là hoàn toàn yên tâm. Nhưng thực tế chưa hẳn là vậy. Văn bản công chứng có thể bị hủy trong nhiều trường hợp.