Nguồn gốc của pháp luật có từ khi nào?

22/08/2022

Chúng ta đều biết rằng pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mọi mặt trong đời sống xã hội. Nhưng liệu bạn đã biết pháp luật được hình thành do đâu hay hình thành từ khi nào? Nguồn gốc của pháp luật là gì? Để giải đáp những câu hỏi này, mời độc giả theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Nguồn gốc là gì? 

Theo từ điển tiếng Việt, nguồn gốc là danh từ mang ý nghĩa “nơi từ đó nảy sinh ra”. Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong hoạt động học tập, nghiên cứu, chúng ta thường có mối quan tâm nhất định đối với nguồn gốc của đối tượng được nhắc tới. Chẳng hạn như: nguồn gốc của sản phẩm, nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của ngôn ngữ,...

Biết về nguồn gốc, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về cội nguồn, bản chất của từng sự vật, hiện tượng. 

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc cả thứ 7 và chủ nhật

Nguồn gốc của pháp luật?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước. Cho nên nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

  • Về điều kiện kinh tế: pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội đã xuất hiện nền kinh tế sản xuất và trao đổi (nền sản xuất hàng hóa) để thay thế cho nền kinh tế tự nhiên và xuất hiện chế độ tư hữu để thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy.
  • Về điều kiện xã hội: pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội có sự phân phân chia giai cấp. Phân hóa con người thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do và người nô lệ, thành quý tộc và bình dân, thành người bóc lột và người bị bóc lột. Tức là các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau; đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào trong tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào đó.

Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp.

  • Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
  • Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa. Vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín nhất tại Hà Nội

Pháp luật hình thành bằng hai con đường chủ yếu: 

  • Nhà nước thừa nhận các tập quán sẵn có trong xã hội và nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành;
  • Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan (sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí Nhà nước của giai cấp, lực lượng thống trị).

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về nguồn gốc của pháp luật.  

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.