Phân biệt giữa thừa phát lại và công chứng

05/02/2023

Văn phòng thừa phát lại và văn phòng công chứng là hai tổ chức hành nghề pháp lý nhưng có cơ cấu và cách thức hoạt động khác nhau theo các quy định khác nhau. Để tránh nhầm lẫn giữa hai tổ chức này, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp qúy vị phân biệt thừa phát lại và công chứng qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Văn phòng công chứng có những quyền sau:

– Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Công chứng và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

– Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

– Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

– Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng.

– Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:

– Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;

– Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;

– Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

– Các quyền khác theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng thành phố Hồ Chí Minh

Phân biệt giữa thừa phát lại và công chứng

Có thể thấy rằng nhiều người hiện nay thường nhầm lẫn về văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại. Tại nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giảo đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

Tiêu chí

Văn phòng công chứng

Văn phòng thừa phát lại

Địa vị pháp lý

Là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Chức năng

Thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân, kết quả của hoạt động này là hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực.

Thực hiện việc tống đạt văn bản, thực hiện lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan

Người công chứng

Công chứng viên

Thừa phát lại

Người đại diện

Trưởng Văn phòng là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng, đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.

 

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng phân biệt giữa thừa phát lại và công chứng có những điểm khác nhau tương đối rõ rệt. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì bạn hãy liên hệ với VPCC Nguyễn Huệ để được hỗ trợ trực tiếp.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng

>>> Xem thêmLý lịch tư pháp là gì? Thủ tục làm lý lịch tư pháp mới cập nhập 2023

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.