Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam

07/07/2021

Chắc hẳn các bạn đã nghe đến việc thừa kế tài sản, di sản thừa kế của những có quyền được hưởng, được kế thừa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thì để một người trong hàng thừa kế có thể có quyền đối với tài sản, di sản thừa kế thì cần phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế cần phải được diễn ra theo một trình tự đúng quy định. Trong đó để văn bản phân chia tài sản để có hiệu lực và tính pháp lý đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế cần phải tiến hành công chứng. Đừng bỏ lỡ bài viết này với chủ đề thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn về vấn đề này. 

>>> Xem thêm: Cộng tác viên công chứng là gì?

Những trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên điều này cần phải được thực hiện tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. 

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Những người thừa kế theo pháp luật khi đã có sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế. Những người này cần phải làm thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận đó tại văn phòng công chứngTheo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục công chứng được thực hiện như sau:

  • Những người thừa kế theo pháp luật mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. 
  • Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản. Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng. Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Đối với trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận phân chia di sản thì có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để trở thành đồng chủ sở hữu tài sản. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại điều 58 Luật Công chứng 2014:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  • Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  • Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

​​​​​​​>>> Xem thêm: Phòng công chứng uy tín, giá cả hợp lý tại Hà Nội

Quy trình tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Trước tiên cần phải chuẩn bị các giấy tờ và hồ sơ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

Giấy tờ và hồ sơ khai nhận di sản thừa kế cần có

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu.

Quy trình tiến hành thủ tục khai nhận di sản

Dựa trên căn cứ pháp luật tại điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật công chứng 2014. Người công chứng viên cần phải công khai tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế:

  • Đầu tiên công chứng viên kiểm tra các giấy tờ và hồ sơ làm thủ tục khai nhận di sản. Nếu thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật thì tiến hành việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Cùng với đó là tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản. Thời gian thụ lý công chứng được niêm yết trong 15 ngày tính từ ngày niêm yết. 
  • Việc niêm yết do văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng thực tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Đối với việc không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi đăng ký tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
  • Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại hay vấn đề thắc mắc gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Những người cùng hàng thừa kế có thể tiến hành lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014). Họ cũng có thể  lập văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Văn bản thừa kế được công chứng và có hiệu lực pháp lý thì người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản. Địa điểm đăng ký là tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

​​​​​​​

Những lưu ý liên quan đến các yếu tố trong di sản thừa kế

  • Với di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản. Việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
  • Với di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức công chứng đề nghị UBND cấp xã nơi đăng ký cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

​​​​​​​Qua việc trình bày chi tiết và rõ ràng về vấn đề thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Phần nào đã giúp các bạn gỡ bỏ được những thắc mắc trong lòng. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hoặc muốn công chứng các giấy tờ, hợp đồng thì hãy liên hệ qua thông tin dưới đây. 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Điện thoại: 024.3880.1212

Hotline: 09.66.22.7979 hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.