Một số trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất

28/01/2021

Khi một người có sức khỏe già yếu và muốn viết di chúc để lại tài sản cho con cháu, người thân của mình thì di chúc đó phải được công chứng. Việc làm này nhằm mục đích đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực thực tế. Vậy có những trường hợp nào bị từ chối công chứng di chúc nhà đất? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu về vấn đề này.

1. Công chứng di chúc là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng được hiểu như sau:

“Công chứng di chúc cũng như công chứng những việc khác là công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của di chúc, của hợp đồng, giao dịch, dân sự khác bằng văn bản (gọi tắt là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi tắt là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

2. Các loại di chúc bằng văn bản

Trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất

- Di chúc không có người làm chứng

- Di chúc có người làm chứng

- Di chúc có công chứng

- Di chúc có chứng thực

Người lập di chúc có quyền thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện các thủ tục công chứng, người thực hiện cần phải chú ý đến một số trường hợp bị từ chối công chứng di chúc.

3. Các trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất theo quy định của pháp luật

Đối với các trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nói chung và công chứng di chúc nhà đất nói riêng. Nếu di chúc của bạn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật công chứng 2014 thì sẽ bị từ chối công chứng di chúc.

- Thứ nhất, người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc. Trường hợp này, người lập di chúc không được ủy quyền cho người khác đi công chứng, chứng thực thay mình. Mà phải tự mình đi yêu cầu công chứng di chúc.

- Thứ hai, công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép. Trong trường hợp này, công chứng viên sẽ đề nghị người lập di chúc làm rõ từng nghi vấn cụ thể. Nếu như không làm rõ được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng bản di chúc đó.

Trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất

>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng

Chú ý:

Di chúc khi đã được công chứng, nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ bản di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.

Với trường hợp bản di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng nào đó thì người thực hiện lập di chúc cần phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ bản di chúc. Cần phải thông báo cho tổ chức này biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ bản di chúc đó.

Ngoài 02 trường hợp nêu trên bị từ chối công chứng di chúc. Căn cứ vào pháp luật Việt Nam hiện hành, còn có quy định người không được công chứng, chứng thực di chúc, cụ thể.

Căn cứ vào Điều 637 Bộ Luật Dân sự năm 2015, công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được thực hiện công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

- Thứ hai, người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Thứ ba, người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung của bản di chúc.

Nếu công chứng viên, người có thẩm quyền tại UBND xã, phường, thị trấn vẫn thực hiện công chứng, chứng thực bản di chúc thì bản di chúc đó sẽ không hợp pháp và không có hiệu lực trước pháp luật.

Trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất

4. Điều kiện để yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc nhà đất

- Người lập di chúc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

- Đất không có tranh chấp

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

- Đất vẫn còn đang trong thời hạn sử dụng

Trên đây là những trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất mà Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đã tổng hợp. Như vậy, để đảm bảo rằng bản di chúc nhà đất của bạn có hiệu lực trước pháp luật, thì bản di chúc đó cần phải được công chứng và không thuộc vào một trong những trường hợp nêu trên. Để biết rõ hơn về từng trường hợp cụ thể, bạn hãy liên hệ đến tổ chức hành nghề công chứng uy tín để được tư vấn kỹ hơn.

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đã có 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công chứng, chứng thực. Các công chứng viên tại Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đều là những người có bề dày kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng về Luật Công chứng. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong bất cứ trường hợp nào. Nếu có nhu cầu công chứng di chúc nhà đất hoặc bất kỳ bản di chúc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện công chứng nhanh chóng cho bạn.

>>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà - Phí công chứng di chúc Công chứng giấy ủy quyền - Công chứng văn bản chia di sản thừa kế Thừa kế theo di chúc - Thừa kế theo pháp luật - Lập di chúc miệng - Hiệu lực của di chúc - Công chứng hợp đồng tặng cho tài sản - Công chứng mua bán nhà đất Dịch vụ sang tên sổ đỏ Phí công chứng nhà đất

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Điện thoại: 024.3880.1212

Hotline: 09.66.22.7979  hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Website: http//congchungnguyenhue.com 

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.