Công chứng bản sao là gì? Cơ quan nào có chức năng thực hiện?

07/04/2023

Ngày nay, công chứng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, dẫn tới nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về bản sao công chứng. Vậy, Công chứng bản sao là gì? Cơ quan nào có chức năng thực hiện? Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng dịch thuật công chứng tại Hà Nội

Công chứng bản sao là gì?

Công chứng bản sao chính là một thuật ngữ mà người dân thường sử dụng trong quá trình giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP đã quy định:

“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Như vậy, “bản sao công chứng” mà nhiều người đang gọi thực chất là “bản sao chứng thực”.

Bản sao là gì? Bản photo có phải là bản sao không?

Theo trích dẫn tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Định nghĩa này không yêu cầu bản sao phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn rất mơ hồ, không biết bản photo có phải bản sao không?

Cùng tìm hiểu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao tại Điều 6 Nghị định này:

Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao (không được yêu cầu bản sao có chứng thực) nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Theo như quy định này thì bản sao được chia thành 03 loại: Bản sao, bản sao chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.

Như vậy: Bản photo từ bản chính (chưa đươc chứng thực) cũng được coi là bản sao

Giá trị pháp lý công chứng bản sao

Công chứng bản sao có giá trị pháp lý cao hơn so với bản sao. Không phải bất cứ bản sao nào cũng được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Chỉ những loại bản sao dưới đây mới có chức năng đó:

Bản sao được cấp từ sổ gốc: Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Bản sao được chứng thực từ bản chính: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính là Phòng Tư pháp cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; Cơ quan công chứng; Cơ quan ngoại giao.

Trong thực tế, khi các cơ quan đơn vị tổ chức cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính. Bạn phải cung cấp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính chứ không phải bản photo.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh

Cơ quan nào thực hiện công chứng bản sao?

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm công chứng. Thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực bao gồm: Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

Như vậy, trường hợp cơ quan bạn thuộc một trong các cơ quan nêu trên thì có thẩm quyền đứng ra công chứng bản sao giấy tờ của cơ quan của bạn.

Ngoài ra, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ làm việc làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (chiều thứ 7 và chủ nhật nghỉ, trong trường hợp cần thiêt Văn phòng vẫn làm việc). Nhằm đảm bảo tối đa nhu cầu công chứng của quý khách hàng, chúng tôi còn thực hiện công chứng ngoài giờ hành chính, ngoài trụ sở, các ngày nghỉ, ngày lễ…Đến với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ là sự lựa chọn hoàn hảo của Quý khách.

Kết luận

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích nhất khi đi công chứng bản sao. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay với VPCC Nguyễn Huệ để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu

>>> Kiểm tra sổ đỏ sổ hồng giả

>>> Phí công chứng toàn tập

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay

>>> Bảng giá dịch thuật

>>> Cộng tác viên kiếm tiền không cần vốn mỗi tháng 50tr

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.